Your message has been sent, you will be contacted soon

Call Me Now!

Đóng
Trang chủ » Di chúc, thừa kế » Tư vấn lập di chúc thừa kế » Thủ tục lập di chúc hợp pháp

Thủ tục lập di chúc hợp pháp

Luật Trí Hùng thấy rất nhiều trường hợp đã lập di chúc nhưng di chúc lại không hợp pháp (không được pháp luật công nhận). Hôm nay Luật Trí Hùng xin chia sẻ các điều kiện lập di chúc, lập di chúc sao cho hợp pháp. Rất mong được các bạn quan tâm cũng như chia sẻ với mọi người lập di chúc sao cho hợp pháp đảm bảo quyền lợi của người được thừa kế di sản, cũng như ý nguyện của người đã mất (di sản có thể lớn có thể nhỏ nhưng người đã mất thì không có gì cả. Để người đã mất thể hiện được nguyện vọng cuối cùng là trách nhiệm của mỗi chúng ta). Luật Trí Hùng chia sẻ bài viết này với mong muốn không ai phải tiếc nuối khi  nhắm mắt xuôi tay, cũng như những ai chứng kiến sự việc sảy ra hãy nhắc nhở người trong cuộc làm sao cho đúng pháp luật để người đã mất được thanh thản.

 

lập di chúc hợp pháp

 

Điều kiện về người lập di chúc.

Theo quy định tại Điều 647 và Điều 652 BLDS, người lập di chúc phải thỏa mãn các điều kiện sau:

– Đủ 18 tuổi trở lên;

– Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

– Minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị đe dọa, lừa dối, cưỡng ép.

Các trường hợp ngoại lệ:

– Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

 

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng (Điều 649 BLDS 2005).

 

Di chúc bằng văn bản gồm các hình thức sau (Điều 650 BLDS 2005):

– Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

– Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

– Di chúc bằng văn bản có công chứng;

– Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

 

Di chúc bằng văn bản phải bảo đảm các nội dung sau (Điều 653 BLDS 2005):

– Ngày, tháng, năm lập di chúc;

– Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

– Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

– Di sản để lại và nơi có di sản;

– Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

Ngoài ra, di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

 

Lập di chúc bằng miệng.

Theo các quy định của Bộ luật dân sự 2005 thì di chúc miệng được coi là hợp pháp khi đáp ứng và đảm bảo được đầy đủ các điều kiện sau:

– Di chúc miệng chỉ được lập trong tình trạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản được.

– Người di chúc miệng phải thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng.

– Ngay sau khi nghe người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì những người làm chứng phải ghi chép lại, kí tên hoặc điểm chỉ và đem đi công chứng hoặc chứng thực trong thời hạn năm ngày kể từ có di chúc miệng.

– Di chúc miệng chỉ có giá trị khi mà người di chúc miệng sống không quá được ba tháng kể từ ngày di chúc miệng hoặc người di chúc miệng sống trên ba tháng nhưng không còn minh mẫn sáng suốt.

 

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, chia sẻ giúp mọi người hiểu hơn về các quy định của pháp luật về điều kiện của di chúc có hiệu lực. Cảm ơn các bạn đã quan tâm ./.

Thẻ:

Leave a Comment