Your message has been sent, you will be contacted soon

Call Me Now!

Đóng
Trang chủ » Tranh tụng dân sự » THỦ TỤC NHẬN BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN VÀ NHẬN ĐƠN YÊU CẦU THI HÀNH ÁN

THỦ TỤC NHẬN BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN VÀ NHẬN ĐƠN YÊU CẦU THI HÀNH ÁN

 

THỦ TỤC NHẬN BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN VÀ NHẬN ĐƠN YÊU CẦU THI HÀNH ÁN

(Thủ tục Thi hành án dân sự )

 

1. Nhận Bản án, quyết định của Tòa án

1.1 Cơ quan thực hiện: Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh và Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện.

1.2 Trình tự thực hiện

Khi nhận Bản án, quyết định của Tòa án chuyển giao, Cơ quan thi hành án dân sự (người được giao trách nhiệm nhận Bản án, quyết định của Tòa án) phải thực hiện các bước sau:

– Bước 1: Kiểm tra nội dung Bản án, quyết định.

– Bước 2: Kiểm tra các tài liệu kèm theo (ví dụ: Biên bản giao nhận vật chứng; các vật chứng, tài sản có trong Bản án v.v…).

– Bước 3: Lập biên bản giao nhận vật chứng, tài sản (nếu có), có chữ ký của các bên.

– Bước 4: Lập biên bản giao nhận Bản án, quyết định, có chữ ký của các bên (trong trường hợp giao nhận trực tiếp) hoặc thông báo bằng văn bản cho Tòa án đã chuyển giao (trong trường hợp Tòa án chuyển Bản án, quyết định bằng đường bưu điện).

– Bước 5: Vào sổ nhận Bản án, quyết định (ghi rõ số thứ tự; ngày, tháng, năm nhận Bản án, quyết định; số, ngày, tháng, năm của Bản án, quyết định và tên Tòa án đã ra Bản án, quyết định; họ tên, địa chỉ của đương sự và các tài liệu khác có liên quan).

1.3 Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu điện.

1.4 Thành phần hồ sơ: Biên bản giao nhận Bản án, quyết định hoặc Biên bản giao nhận vật chứng, tài sản (nếu có).

1.5 Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

1.6 Thời hạn giải quyết: Khi nhận Bản án, quyết định của Tòa án chuyển giao.

1.7 Đối tượng thực hiện: Người được Thủ trưởng đơn vị giao nhiệm vụ (hoặc ủy quyền) có trách nhiệm nhận Bản án, quyết định do Tòa án chuyển đến.

1.8 Kết quả thực hiện: Nhận Bản án, quyết định của Tòa án chuyển giao đúng thời hạn và đúng thủ tục.

1.9 Lệ phí:

1.10 Tên mẫu đơn: Không.

1.11 Căn cứ pháp lý: Điều 29 Luật THADS năm 2008.

 

2/ Nhận đơn yêu cầu thi hành án

2.1 Cơ quan thực hiện: Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền.

2.2 Trình tự thực hiện

* Thời hiệu yêu cầu thi hành án là 05 năm, kể từ ngày Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Khi nhận đơn yêu cầu thi hành án, Cơ quan thi hành án dân sự (người được giao trách nhiệm nhận đơn yêu cầu thi hành án) phải thực hiện các bước sau:

– Bước 1: Kiểm tra thời hiệu yêu cầu thi hành án.

– Bước 2: Kiểm tra thẩm quyền giải quyết việc thi hành án.

– Bước 3: Kiểm tra người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu thi hành án hay không.

– Bước 4: Kiểm tra nội dung đơn và các tài liệu kèm theo.

– Bước 5: Vào sổ nhận đơn và cấp giấy biên nhận cho người nộp đơn.

2.3 Cách thức thực hiện:

Người yêu cầu thi hành án tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bàng các hình thức sau:

+ Nộp đơn hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói tại Cơ quan thi hành án dân sự.

+ Gửi đơn qua bưu điện.

2.4 Thành phần hồ sơ:

– Bản án, quyết định của Tòa án (Bản gốc có dấu đỏ và đóng dấu “Để thi hành”).

– Đơn yêu cầu thi hành án, có các nội dung sau:

+ Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;

+ Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;

+ Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án, người phải thi hành án;

+ Nội dung yêu cầu thi hành án;

Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

– Đơn đề nghị cung cấp thông tin tài sản (có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền).

– Đơn yêu cầu xác minh điều kiện thi hành án: Mẫu số D 04-THA (Ban hành theo TT số: 09/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp) (nếu có).

2.5 Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

2.6 Thời hạn giải quyết: Khi nhận đơn yêu cầu thi hành án của đương sự.

2.7 Đối tượng thực hiện: Người được Thủ trưởng đơn vị giao nhiệm vụ (hoặc ủy quyền) có trách nhiệm nhận đơn yêu cầu thi hành án của đương sự.

2.8 Kết quả thực hiện: Nhận đơn yêu cầu thi hành án hoặc từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án của đương sự.

2.9 Lệ phí: Chưa quy định.

2.10 Tên mẫu đơn:

– Đơn yêu cầu thi hành án: Mẫu số D 03-THA (Ban hành theo TT số: 09/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp).

– Đơn đề nghị cung cấp thông tin tài sản (có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền).

– Đơn yêu cầu xác minh điều kiện thi hành án: Mẫu số D 04-THA (Ban hành theo TT số: 09/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp) (nếu có).

* Việc từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án được thực hiện theo Điều 34 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, nếu có căn cứ từ chối nhận đơn, Cơ quan thi hành án dân sự phải gửi văn bản thông báo cho đương sự biết về việc từ chối nhận đơn và nêu rõ lý do.

* Lưu ý: Trường hợp đơn yêu cầu thi hành án không có đầy đủ các nội dung theo quy định nhưng không yêu cầu xác minh thì Cơ quan thi hành án dân sự thông báo để đương sự bổ sung nội dung đơn yêu cầu thi hành án trước khi ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu người được thi hành án không bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ nội dung đơn thì Cơ quan thi hành án dân sự không thụ lý đơn yêu cầu thi hành án và có văn bản trả lời cho đương sự biết.

2.11 Căn cứ pháp lý:

– Điều 30, 31, 32, 33, 34 Luật Thi hành án dân sự năm năm 2008.

– Mục 1 Điều 1 Nghị định 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

 

 

THỦ TỤC RA QUYẾT ĐỊNH THI HÀNH ÁN VÀ

PHÂN CÔNG CHẤP HÀNH VIÊN

 

1.1 Cơ quan thực hiện: Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền.

1.2 Trình tự thực hiện: Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án đối với phần bản án, quyết định sau: Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí; trả lại tiền, tài sản cho đương sự; tịch thu sung công quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước; quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

1.3 Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan thi hành án dân sự.

1.4 Thành phần hồ sơ: Bản án, quyết định của Tòa án và Quyết định thi hành án mới ban hành.

1.5 Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

1.6 Thời hạn thực hiện: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Bản án, quyết định của Tòa án hoặc nhận được đơn yêu cầu thi hành án của đương sự; 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp và trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án.

1.7 Đối tượng thực hiện: Chấp hành viên, đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

1.8 Kết quả thực hiện: Quyết định thi hành án được đưa ra thi hành trên thực tế.

1.9 Lệ phí: Chưa quy định.

1.10 Tên mẫu đơn: Quyết định thi hành án theo mẫu số: B 01-THA hoặc B 01a-THA (Ban hành theo TT số: 09/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp).

1.11 Căn cứ pháp lý:

– Điều 36 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

– Mục 2 Điều 1 Nghị định 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

– Mục 56 Công văn 1209/TCTHADS-NV1 ngày 27/5/2013 của Tổng cục THADS V/v giải đáp nghiệp vụ thi hành án.

Lưu ý: Khi ra Quyết định thi hành án, tại Điều 2, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự nên ghi rõ họ tên Chấp hành viên cụ thể có trách nhiệm tổ chức thi hành án. Khi có sự thay đổi Chấp hành viên thì ra Quyết định thay đổi Chấp hành viên tổ chức thi hành án, thông báo cho đương sự và các cơ quan hữu quan biết.

 

 

THỦ TỤC GỬI QUYẾT ĐỊNH VÀ THÔNG BÁO

VỀ THI HÀNH ÁN

 

1.1 Người thực hiện: Chấp hành viên; công chức làm công tác thi hành án; bưu tá; người được Cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền; tổ trưởng tổ dân phố; trưởng thôn, làng, ấp, bản, khóm, buôn, phum, sóc; Ủy ban nhân dân, công an cấp xã; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; Giám thị trại giam, trại tạm giam; Đài Phát thanh truyền hình trung ương và địa phương, báo ngày (trong trường hợp thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng).

1.2 Trình tự thực hiện:

Thông báo trực tiếp cho cá nhân:

– Bước 1: Giao trực tiếp và yêu cầu người đó ký nhận hoặc điểm chỉ.

– Bước 2: Trường hợp người được thông báo vắng mặt thì giao văn bản thông báo cho người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú với người đó. Việc giao phải lập thành biên bản, có chữ ký của các bên.

+ Trường hợp người được thông báo không có người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú hoặc có nhưng người đó từ chối nhận hoặc người được thông báo vắng mặt mà không rõ thời điểm trở về thì người thực hiện thông báo lập biên bản về việc không thực hiện được thông báo, có chữ ký của người chứng kiến và thực hiện việc niêm yết công khai.

Thông báo trực tiếp cho cơ quan, tổ chức:

Giao trực tiếp cho người đại diện theo pháp luật hoặc người chịu trách nhiệm nhận văn bản, người đại diện tham gia việc thi hành án của cơ quan, tổ chức đó và phải được những người này ký nhận.

Niêm yết công khai:

Thực hiện khi không rõ địa chỉ của người được thông báo hoặc không thể thực hiện được việc thông báo trực tiếp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự, trụ sở UBND cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo. Lập biên bản về việc niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết; số, ngày, tháng, năm, tên của văn bản thông báo; có chữ ký của người chứng kiến.

Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng:

Thực hiện khi pháp luật có quy định hoặc đương sự có yêu cầu.

Trường hợp xác định đương sự đang có mặt tại địa phương nơi đương sự cư trú thì việc thông báo được thực hiện trên báo ngày hoặc trên đài phát thanh, đài truyền hình của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của địa phương đó hai lần trong hai ngày liên tiếp. Trường hợp xác định đương sự không có mặt tại địa phương nơi đương sự cư trú thì việc thông báo được thực hiện trên báo ngày trong hai số liên tiếp hoặc trên đài phát thanh, đài truyền hình của trung ương hai lần trong hai ngày liên tiếp.

1.3 Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện (hoặc có thể bằng điện tín, fax, email nếu không gây trở ngại cho Cơ quan thi hành án dân sự).

1.4 Thành phần hồ sơ: Quyết định về thi hành án, các văn bản về thi hành án.

1.5 Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

1.6 Thời hạn thực hiện:

– 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, văn bản về thi hành án.

– Tối đa là 13 ngày, kể từ ngày ra quyết định, văn bản về thi hành án (đối với trường hợp niêm yết công khai).

1.7 Đối tượng được thông báo: Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

1.8 Kết quả thực hiện: Đối tượng được thông báo biết được nội dung thông báo.

1.9 Lệ phí:

– Do ngân sách Nhà nước chịu các khoản thuộc diện thi hành án chủ động.

– Do người phải thi hành án chịu gồm các khoản:

+ Chi phí thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án (cán bộ thi hành án, đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ chức xã hội và các thành phần khác).

* Mức chi:

– Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát khu vực: Mức 50.000đồng/người/ngày.

– Dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương và các đối tượng khác: Mức 70.000đồng/người/ngày.

1.10 Tên mẫu đơn: Không.

Lưu ý: Đối với trường hợp pháp luật có quy định (bắt buộc) đó là: thông báo bán đấu giá tài sản (quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010) và thông báo kết quả xác minh trong trường hợp đình chỉ thi hành án do người được thi hành án chết mà không có người thừa kế.

1.11 Căn cứ pháp lý:

– Điều 38, 39, 40, 41, 42, 43 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

– Điều 7 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

– Khoản 2 Điều 4; Điều 9 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 của BTP, TANDTC, VKSNDTC hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự..

– Thông tư liên tịch số 184/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 19/12/2011 của BTC, BTP về việc hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự.

– Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 quy định chế độ công tác phí, chế đọ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

 

 

THỦ TỤC XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN

 

1. Cơ quan thực hiện: Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền, các cơ quan nắm giữ thông tin về tài sản.

2. Trình tự thực hiện:

Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án có trách nhiệm cung cấp thông tin trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối cung cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Người được thi hành án có quyền đề nghị Chấp hành viên xác minh nếu đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự mình xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án (xuất trình biên bản làm việc hoặc các tài liệu hợp pháp khác để chứng minh việc người đó hoặc người đại diện theo ủy quyền đã tiến hành xác minh tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ các thông tin về tài sản, đang quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án nhưng không có kết quả, trừ trường hợp người được thi hành án thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng hoặc là người neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền). Việc xác minh được coi là không có kết quả khi trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày yêu cầu không nhận được văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp người phải thi hành án phải thi hành đồng thời cả khoản nghĩa vụ theo đơn yêu cầu thi hành án và khoản chủ động thi hành án thì việc xác minh điều kiện thi hành án của đương sự được Chấp hành viên chủ động tiến hành cho đến khi người phải thi hành án thi hành xong khoản nghĩa vụ thuộc diện chủ động.

Trường hợp trực tiếp xác minh thì phải lập biên bản. Trường hợp xác minh thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bằng văn bản nêu rõ nội dung. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng và các cơ quan tổ chức khác đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án có trách nhiệm bằng văn bản cho Chấp hành viên trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Chấp hành viên.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin sai sự thật về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thanh toán các chi phí phát sinh, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường.

* Nội dung xác minh: Xác minh điều kiện kinh tế, hiện trạng tài sản, thu nhập; các giấy tờ đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, đăng ký giao dịch bảo đảm; hệ thống sổ sách quản lý vốn, tài sản v.v…

3. Cách thức thực hiện: Xác minh qua đương sự, qua UBND cấp xã hoặc qua các cơ quan hữu quan.

4. Thành phần hồ sơ: Bản án, Quyết định thi hành án, Biên bản xác minh điều kiện thi hành án.

5. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

6. Thời hạn thực hiện:

10 ngày, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với trường hợp chủ động thi hành án; 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh của người được thi hành án đối với trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu.

7. Đối tượng thực hiện: Đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

8. Kết quả thực hiện: Biết được thông tin về tài sản, tài khoản của đương sự.

9. Lệ phí:

Do ngân sách nhà nước chịu khi Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án trong trường hợp chủ động thi hành án; Do người được thi hành án chịu khi có đơn yêu cầu Chấp viên hành xác minh điều kiện thi hành án bao gồm:

+ Chi tiền công tác phí cho những người tham gia vào việc xác minh.

+ Chi bồi dưỡng cho những người tham gia vào quá trình xác minh.

+ Các khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho việc xác minh (như tiền sao chép tài liệu; tiền thuê đo đạc, xác định diện tích đất; thuê phương tiện để đi xác minh v.v…).

– Mức chi:

+ Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện việc xác minh:

Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát: mức chi 50.000đồng/người/ngày; Dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương và các đối tượng khác: mức chi 70.000đồng/người/ngày.

+ Chi công tác phí cho các đối tượng đi xác minh: thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010.

+ Các chi phí khác phục vụ trực tiếp cho việc xác minh: theo hợp đồng, hóa đơn, biên nhận hợp pháp đối với các khoản chi này.

10. Tên mẫu đơn: Biên bản xác minh điều kiện thi hành án theo mẫu số D23 – THA (Ban hành theo TT số: 09/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp).

11. Căn cứ pháp lý:

– Điều 44 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

– Mục 3 Điều 1 Nghị định 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

– Thông tư liên tịch số 02/2014/BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN ngày 14/01/2014.

– Mục 52 Công văn 1209/TCTHADS-NV1 ngày 27/5/2013 của Tổng cục THADS V/v giải đáp nghiệp vụ thi hành án.

– Thông tư liên tịch số 184/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 19/12/2011 của BTC, BTP về việc hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự.

– Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 quy định chế độ công tác phí, chế đọ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

 

 

THỦ TỤC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM

 

1/ Thủ tục phong tỏa tài khoản:

1.1 Cơ quan thực hiện: Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền.

1.2 Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Chấp hành viên xác minh.

– Bước 2: Chấp hành viên ra quyết định phong tỏa (theo Mẫu số: B 15-THA (Ban hành theo TT số: 09/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp).

– Bước 3: Chấp hành viên trực tiếp giao quyết định phong tỏa.

– Bước 4: Chấp hành viên thực hiện quyết định phong tỏa (trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án).

Lưu ý: Việc áp dụng biện pháp bảo đảm phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết.

1.3 Cách thức thực hiện: Sau khi có quyết định thi hành án và thực hiện trực tiếp tại Ngân hàng, Kho bạc hoặc tổ chức tín dụng nơi quản lý tài khoản của đương sự.

1.4 Thành phần hồ sơ: Bản án, quyết định của Tòa án; Quyết định thi hành án; Biên bản xác minh điều kiện thi hành án; Quyết định phong tỏa tài khoản theo mẫu B 15-THA (Ban hành theo TT số: 09/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp).

1.5 Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

1.6 Thời hạn thực hiện: 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phong tỏa tài khoản, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản của đương sự.

1.7 Đối tượng thực hiện: Đương sự, Ngân hàng, Kho bạc hoặc tổ chức tín dụng nơi quản lý tài khoản của đương sự.

1.8 Kết quả thực hiện: Phong tỏa tài khoản của đương sự.

1.9 Lệ phí: Chưa quy định cụ thể.

1.10 Tên mẫu đơn: Quyết định phong tỏa tài khoản theo mẫu B 15-THA (Ban hành theo TT số: 09/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp).

1.11 Căn cứ pháp lý:

– Điều 67 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

– Điều 9 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

 

2/ Thủ tục tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự:

2.1 Cơ quan thực hiện: Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền.

2.2 Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Chấp hành viên lập biên bản về việc tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự (theo khoản 2 Điều 9 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009).

– Bước 2: Chấp hành viên giao biên bản về việc tạm giữ tài sản, giấy tờ cho đương sự.

– Bước 3: Bảo quản tài sản tạm giữ.

– Bước 4: Xử lý tài sản, giấy tờ tạm giữ (ra quyết định cưỡng chế hoặc trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ cho đương sự).

2.3 Cách thức thực hiện:

Sau khi có quyết định thi hành án và thực hiện tại nơi đương sự có tài sản đang quản lý, sử dụng.

2.4 Thành phần hồ sơ: Bản án, quyết định của Tòa án; Quyết định thi hành án; Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ theo mẫu D 26-THA (Ban hành theo TT số: 09/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp).

2.5 Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

2.6 Thời hạn thực hiện: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tạm giữ tài sản, Chấp hành viên ra một trong các quyết định sau:

– Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án nếu xác định được tài sản, giấy tờ tạm giữ thuộc sở hữu của người phải thi hành án.

– Trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ cho đương sự trong trường hợp đương sự chứng minh tài sản, giấy tờ tạm giữ đó không thuộc sở hữu của người phải thi hành án.

2.7 Đối tượng thực hiện: Đương sự (người phải thi hành án, người được thi hành án đang quản lý, sử dụng tài sản).

2.8 Kết quả thực hiện: Tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự để bảo đảm thi hành án.

2.9 Lệ phí: Chưa quy định cụ thể.

2.10 Tên mẫu đơn: Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ theo mẫu D 26-THA (Ban hành theo TT số: 09/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp); Quyết định trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ theo mẫu B 16-THA (Ban hành theo TT số: 09/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp); Quyết định cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản giữ theo mẫu B 26-THA (Ban hành theo TT số: 09/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp) (nếu có).

2.11 Căn cứ pháp lý:

– Điều 68 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

– Điều 10 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

 

3/ Thủ tục tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản:

3.1 Cơ quan thực hiện: Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền.

3.2 Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án của đương sự.

– Bước 2: Chấp hành viên ra quyết định (theo Mẫu số: B 18-THA (Ban hành theo TT số: 09/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp).

– Bước 3: Chấp hành viên trực tiếp giao quyết định.

– Bước 4: Chấp hành viên thực hiện quyết định.

3.3 Cách thức thực hiện: Sau khi có quyết định thi hàn án và thực hiện tại cơ quan đang nắm giữ thông tin về quyền sử dụng đất, trung tâm giao dịch bảo đảm, phòng công chứng, UBND cấp xã nơi người phải thi hành án có quyền sử dụng đất.

3.4 Thành phần hồ sơ: Bản án, quyết định của Tòa án; Biên bản xác minh điều kiện thi hàn án theo mẫu D 23-THA (Ban hành theo TT số: 09/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp); Quyết định tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản theo mẫu B 17-THA (Ban hành theo TT số: 09/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp).

3.5 Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

3.6 Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định, Chấp hành viên ra quyết định kê biên hoặc chấm dứt việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản).

3.7 Đối tượng thực hiện: Đương sự (người phải thi hành án, người được thi hành án có tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng).

3.8 Kêt quả thực hiện: Đương sự không thực hiện được các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất của mình.

3.9 Lệ phí: Chưa quy định.

3.10 Tên mẫu đơn: Quyết định tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản theo mẫu B 17-THA (Ban hành theo TT số: 09/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp).

3.11 Căn cứ pháp lý:

– Điều 69 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

– Điều 11 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

 

 

THỦ TỦC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP

CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN

 

1.1 Cơ quan thực hiện: Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền.

1.2 Trình tự thực hiện:

– Điều kiện áp dụng:

+ Người phải thi hành án có nghĩa vụ thi hành về tài sản hoặc hành vi (thực hiện hoặc không thực hiện một công việc nhất định).

+ Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành.

+ Cần ngăn chặn việc người phải thi hành án có hành vi tẩu tán tài sản.

– Nguyên tắc áp dụng:

+ Cưỡng chế tài sản tương ứng với nghĩa vụ thi hành án và các chi phí cưỡng chế.

+ Không tổ chức cưỡng chế trong thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tổ chức cưỡng chế có huy động lực lượng trong thời gian 15 ngày trước Tết và 15 ngày sau Tết Nguyên Đán.

Thủ tục cưỡng chế thi hành án

– Bước 1: Ra quyết định cưỡng chế: Chấp hành viên phải lựa chọn đúng biện pháp cưỡng chế và ra quyết định cưỡng chế theo mẫu của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo TT số 09/TT-BTP ngày 30/5/2011.

– Bước 2: Xác minh trước khi tổ chức cưỡng chế (về nhân thân đối tượng phải thi hành án và gia đình; về quan hệ, quan điểm của địa phương và thái độ của dư luận đối với việc cưỡng chế; về địa hình và giao thông nơi tổ chức cưỡng chế).

– Bước 3: Xây dựng kế hoạch cưỡng chế theo mẫu số D44-THA (Ban hành theo TT số: 09/TT-BTP  ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp).

Ngay sau khi xây dựng xong kế hoạch cưỡng chế, Chấp hành viên phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan Công an cùng cấp, UBND cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế.

– Bước 4: Các công tác chuẩn bị khác

+ Họp bàn cưỡng chế.

+ Họp thông qua kế hoạch cưỡng chế.

+ Họp thông qua phương án bảo vệ cưỡng chế.

+ Thông báo việc cưỡng chế theo biểu mẫu D 13-THA.

+ Họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đơn vị có tham gia buổi cưỡng chế.

+ Chuẩn bị các phương tiện, thiết bị, văn bản, biên bản… cần thiết sử dụng trong buổi cưỡng chế.

+ Thuê nhà, ký hợp đồng thuê nhân công, hợp đồng thuê trông coi, bảo quản tài sản, hợp đồng đo đạc v.v…).

– Bước 5: Thực hiện việc cưỡng chế thi hành án

* Trước khi đến địa điểm cưỡng chế

+ Kiểm tra thành phần tham gia (theo giấy mời).

+ Đề nghị đại diện cơ quan Công an báo cáo tình hình an ninh tại địa điểm cưỡng chế và báo cáo chi tiết kế hoạch cưỡng chế.

+ Chấp hành viên hoặc lãnh đạo cơ quan thi hành án báo cáo tình hình và quán triệt tinh thần làm việc trong buổi cưỡng chế.

+ Thống nhất nhiệm vụ cụ thể của các thành viên tham gia.

+ Mời những người tham gia đến địa điểm cưỡng chế để làm việc.

Lưu ý: Đối với những vụ việc không phức tạp, Chấp hành viên không nhất thiết phải tập trung lực lượng như trên mà có thể đến ngay địa điểm cưỡng chế.

* Tại địa điểm cưỡng chế thi hành án

Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án tự nguyện thi hành án. Nếu họ tự nguyện thi hành án hoặc các đương sự thỏa thuận được với nhau thì Chấp hành viên chấp nhận và lập biên bản về việc tự nguyện hoặc thỏa thuận đó.

Trường hợp người phải thi hành án vẫn không tự nguyện thi hành án thì:

+ Chấp hành viên công bố quyết định cưỡng chế, giới thiệu thành phần Hội đồng và lực lượng cưỡng chế.

+ Yêu cầu các bộ phận, lực lượng thực hiện nhiệm vụ đã được phân công.

+ Chỉ huy, điều hành lực lượng làm nhiệm vụ.

* Kết thúc cưỡng chế thi hành án: Thư ký buổi cưỡng chế thông qua các loại biên bản và yêu cầu những người tham gia, đương sự ký xác nhận vào biên bản.

* Họp rút kinh nghiệm sau khi cưỡng chế thi hàn án.

1.3 Cách thức thực hiện: Sau khi có quyết định cưỡng chế thi hành án và thực hiện tại nơi cưỡng chế.

1.4 Thành phần hồ sơ: Bản án, quyết định của Tòa án; Quyết định thi hành án; Biên bản xác minh điều kiện thi hành án; Quyết định cưỡng chế thi hành án; Kế hoạch cưỡng chế thi hành án; Thông báo về việc cưỡng chế thi hành án; Biên bản họp bàn cưỡng chế (nếu có); Biên bản cưỡng chế thi hành án v.v…

1.5 Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

1.6 Thời hạn thực hiện: Trong thời hạn (tự nguyện) 15 ngày, kể từ ngày nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.

1.7 Đối tượng thực hiện: Đương sự.

1.8 Kết quả thực hiện:

1.9 Lệ phí: Chi phí cưỡng chế do người phải thi hàn án chịu gồm các khoản sau:

– Chi phí thông báo về cưỡng chế.

+ Chi phí thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án (cán bộ thi hành án, đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ chức xã hội và các thành phần khác).

– Chi bồi dưỡng cho Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát, dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ dân phố, trưởng thôn, già làng, trưởng bản và một số đối tượng khác trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án dân sự và bảo vệ cưỡng chế.

– Chi mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án.

– Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, định giá lại tài sản, bán đấu giá tài sản.

– Chi cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án.

– Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, tài liệu.

* Mức chi:

– Chi cho các thành viên tham gia họp bàn cưỡng chế thi hành án, các thành viên họp định giá và định giá lại tài sản:

+ Chủ trì: 100.000đồng/người/ngày.

+ Thành viên: 70.000đồng/người/ngày.

– Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án:

+ Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát, dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án:

Chủ trì: mức 100.000đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.

Đối tượng khác: mức 70.000đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.

+ Đại diện tổ dân phố, trưởng thôn, già làng, trưởng bản và một số đối tượng khác được huy động tham gia cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp cần thiết: mức 70.000đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.

– Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án; những người thực hiện quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ:

+ Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát khu vực: Mức 50.000đồng/người/ngày.

+ Dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương và các đối tượng khác: Mức 70.000đồng/người/ngày.

1.10 Tên mẫu đơn: Không.

1.11 Căn cứ pháp lý:

– Điều 45, 46, 70, 71, 72, 73 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

– Điều 8, 31 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

– Khoản 2 Điều 4; Điều 6; Điều 9 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 của BTP, TANDTC, VKSNDTC hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự..

– Thông tư liên tịch số 184/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 19/12/2011 của BTC, BTP về việc hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự.

– Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 quy định chế độ công tác phí, chế đọ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

– Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BTP-BCA ngày 30/3/2012 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an về việc quy định cụ thể phối hợp bảo vệ cưỡng chế trong thi hành án dân sự.

 

 

THỦ TỤC CƯỠNG CHẾ BẰNG BIỆN PHÁP

KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN

 

1/ Kê biên tài sản

1.1 Cơ quan thực hiện: Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền.

1.2 Trình tự thực hiện:

* Bước 1: Ra quyết định kê biên tài sản

– Thẩm quyền: Chấp hành viên.

– Nội dung: Theo mẫu B 26-THA hoặc C 27-THA (Ban hành theo TT số: 09/TT-BTP  ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp).

* Bước 2: Chấp hành viên thông báo về việc kê biên tài sản

– Gửi quyết định kê biên cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định. Đồng thời gửi quyết định kê biên cho UBND cấp xã nơi có tài sản kê biên hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan.

– Thông báo (tống đạt) quyết định kê biên cho các đương sự.

– Thông báo việc kê biên: Chấp hành viên phải ra thông báo về việc kê biên tài sản và thỏa thuận về giá tài sản kê biên cũng như thỏa thuận về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá theo mẫu C 13-THA để thông báo cho đại diện chính quyền địa phương, đương sự.

* Bước 3: Chấp hành viên xây dựng kế hoạch cưỡng chế kê biên tài sản

Chấp hành viên phải xây dựng kế hoạch cưỡng chế theo mẫu số D44-THA (Ban hành theo TT số: 09/TT-BTP  ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp).

* Bước 4: Chuẩn bị kê biên

– Lập danh sách những người tham gia kê biên.

– Thông báo thời gian, địa điểm, tài sản kê biên cho những người tham gia kê biên và đương sự để họ tham gia.

– Chuẩn bị các mẫu biên bản cần thiết sử dụng trong buổi kê biên.

* Bước 5: Tiến hành việc kê biên tài sản

Giống như thủ tục cưỡng chế thi hành án nhưng lưu ý:

– Tại buổi kê biên cần giám sát, theo dõi việc kê biên như đo đạc diện tích, xác định vị trí tứ cận…nếu là kê biên nhà đất hoặc xác định đặc điểm, tình trạng tài sản, giá trị sử dụng còn lại…nếu là kê biên động sản.

– Lập biên bản kê biên theo đúng mẫu số D27-THA và khoản 2 Điều 88 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

– Lập biên bản thỏa thuận về giá trị tài sản kê biên, thỏa thuận về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá (nếu đương sự có thỏa thuận).

– Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật (nếu có).

* Bước 6: Giao bảo quản tài sản kê biên

– Lựa chọn hình thức bảo quản:

+ Giao cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án hoặc người đang sử dụng bảo quản.

+ Giao cho cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản.

+ Tài sản là kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá được bảo quản tại Kho bạc Nhà nước.

– Lập biên bản giao bảo quản tài sản theo mẫu D31-THA.

– Thông qua biên bản và lấy chữ ký của các bên và chữ ký của thành phần tham gia.

* Bước 7: Họp rút kinh nghiệm buổi cưỡng chế (nếu có).

1.3 Cách thức thực hiện: Sau khi có quyết định cưỡng chế thi hành án và thực hiện tại nơi cưỡng chế kê biên tài sản.

1.4 Thành phần hồ sơ: Bản án, quyết định của Tòa án; Quyết định thi hành án; Biên bản xác minh điều kiện thi hành án; Quyết định cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản; Kế hoạch cưỡng chế thi hành án; Thông báo về việc cưỡng chế thi hành án; Biên bản họp bàn cưỡng chế (nếu có); Biên bản cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản thi hành án v.v…

1.5 Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

1.6 Thời hạn thực hiện: Trong thời hạn (tự nguyện) 15 ngày, kể từ ngày nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản.

1.7 Đối tượng thực hiện: Người phải thi hành án và các cơ quan tổ chức có liên quan.

1.8 Kết quả thực hiện: Hạn chế quyền về tài sản của người phải thi hành án.

1.9 Lệ phí: Chi phí cưỡng chế do người phải thi hàn án chịu gồm các khoản sau:

– Chi phí thông báo về cưỡng chế.

+ Chi phí thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án (cán bộ thi hành án, đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ chức xã hội và các thành phần khác).

– Chi bồi dưỡng cho Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát, dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ dân phố, trưởng thôn, già làng, trưởng bản và một số đối tượng khác trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án dân sự và bảo vệ cưỡng chế.

– Chi mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án.

– Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, định giá lại tài sản, bán đấu giá tài sản.

– Chi cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án.

– Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, tài liệu.

* Mức chi:

– Chi cho các thành viên tham gia họp bàn cưỡng chế thi hành án, các thành viên họp định giá và định giá lại tài sản:

+ Chủ trì: 100.000đồng/người/ngày.

+ Thành viên: 70.000đồng/người/ngày.

– Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án:

+ Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát, dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án:

Chủ trì: mức 100.000đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.

Đối tượng khác: mức 70.000đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.

+ Đại diện tổ dân phố, trưởng thôn, già làng, trưởng bản và một số đối tượng khác được huy động tham gia cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp cần thiết: mức 70.000đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.

– Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án; những người thực hiện quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ:

+ Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát khu vực: Mức 50.000đồng/người/ngày.

+ Dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương và các đối tượng khác: Mức 70.000đồng/người/ngày.

1.10 Tên mẫu đơn: Không.

1.11 Căn cứ pháp lý:

– Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

– Điều 8, 31 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

– Khoản 2 Điều 4; Điều 6; Điều 9 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 của BTP, TANDTC, VKSNDTC hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự..

– Thông tư liên tịch số 184/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 19/12/2011 của BTC, BTP về việc hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự.

– Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 quy định chế độ công tác phí, chế đọ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

– Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BTP-BCA ngày 30/3/2012 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an về việc quy định cụ thể phối hợp bảo vệ cưỡng chế trong thi hành án dân sự.

 

 

THỦ TỤC ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN KÊ BIÊN

 

1. Cơ quan thực hiện: Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền.

2. Trình tự thực hiện:

2.1 Đương sự thỏa thuận giá tài sản kê biên

– Ngay tại buổi kê biên nếu đương sự thỏa thuận được giá tài sản kê biên thì Chấp hành viên lập biên bản về sự thỏa thuận đó.

– Nếu tại buổi kê biên, các đương sự hoặc một trong hai bên vắng mặt không có lý do thì được coi là không có sự thỏa thuận về giá tài sản kê biên.

– Trường hợp, trong thời hạn 05 ngày, sau ngày kê biên mà đương sự có thỏa thuận về giá tài sản kê biên thì Chấp hành viên chấp nhận thỏa thuận đó.

2.2 Ký hợp đồng dịch vụ thẩm định giá

– Bước 1: Lựa chọn tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên.

+ Do đương sự thỏa thuận lựa chọn.

+ Chấp hành viên lựa chọn.

– Bước 2: Chấp hành viên kiểm tra tư cách pháp lý của tổ chức thẩm định giá.

– Bước 3: Chấp hành viên làm văn bản đề nghị thẩm định giá gửi đến tổ chức thẩm định giá đã lựa chọn và các giấy tờ có liên quan kèm theo.

– Bước 4: Ký hợp đồng dịch vụ thẩm định giá.

2.3 Chấp hành viên xác định giá

– Không ký được hợp đồng dịch vụ thẩm định giá.

+ Trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên chưa có tổ chức thẩm định giá.

+ Trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên có tổ chức thẩm định giá nhưng từ chối không ký hợp đồng.

+ Các tài sản tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ (là tài sản mà tại thời điểm xác định giá, sản phẩm cùng loại chưa qua sử dụng có giá trị bán trên thị trường không quá 5.000.000đồng) mà đương sự không thỏa thuận được với nhau về giá.

3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu điện.

4. Thành phần hồ sơ: Biên bản thỏa thuận về giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá theo mẫu D25-THA (Ban hành theo TT số: 09/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp).

5. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

6. Thời hạn thực hiện: Ngay tại buổi kê biên nếu đương sự thỏa thuận được giá tài sản kê biên thì Chấp hành viên lập biên bản về sự thỏa thuận đó. Giá tài sản do đương sự thỏa thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên.

7. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.

8. Kết quả thực hiện: Thông báo về giá trị tài sản được định giá để bán đấu giá hoặc giao tài sản cho người được thi hành án để cấn trừ nghĩa vụ thi hành án.

9. Tên mẫu đơn: không.

10. Lệ phí: Chưa quy định cụ thể.

11. Căn cứ pháp lý:

– Điều 98 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

– Điều 15 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

– Mục 9 Điều 1 Nghị định 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

 

 

THỦ TỤC ĐỊNH GIÁ LẠI TÀI SẢN KÊ BIÊN

 

1. Cơ quan thực hiện: Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền.

2. Trình tự thực hiện:

– Đương sự có yêu cầu định giá lại tài sản trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản.

– Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên hoặc tự xác định giá theo thẩm quyền (Chấp hành viên xác định giá đối với tài sản kê biên có giá trị nhỏ là tài sản mà tại thời điểm xác định giá, sản phẩm cùng loại chưa qua sử dụng có giá bán trên thị trường không quá 5.000.000 đồng) hoặc tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan trước khi xác định giá của tài sản kê biên).

3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu điện.

4. Thành phần hồ sơ: Văn bản hoặc biên bản về việc yêu cầu định giá lại tài sản.

5. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

6. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên để xác định giá; nếu không ký được hợp đồng thì tự xác định giá theo thẩm quyền.

7. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.

8. Kết quả thực hiện: Thông báo về giá trị tài sản được định giá.

9. Lệ phí: Chưa quy định cụ thể.

10. Tên mẫu đơn: Không.

11. Căn cứ pháp lý:

– Điều 98, 99 Luật thi hành án dân sự năm 2008.

– Điều 15 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

– Mục 9 Điều 1 Nghị định 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

 

THỦ TỤC XỬ LÝ TÀI SẢN KÊ BIÊN

 

1. Cơ quan thực hiện: Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền.

2. Trình tự thực hiện:

2.1 Giao tài sản cho người được thi hành án để thi hành án

– Bước 1: Chấp hành viên lập biên bản về việc thỏa thuận giao tài sản để thi hành án theo mẫu số D24-THA.

– Bước 2: Chấp hành viên có trách nhiệm đôn đốc, chứng kiến việc giao nhận tài sản và lập biên bản giao nhận tài sản thi hành án theo mẫu số D33-THA.

2.2 Bán đấu giá tài sản kê biên

a) Bán đấu giá do tổ chức bán đấu giá thực hiện

– Những tài sản bán đấu giá do tổ chức bán đấu giá thực hiện:

+ Tài sản kê biên là động sản có giá trị trên 10.000.000đồng trở lên.

+ Bất động sản.

– Lựa chọn tổ chức bán đấu giá:

+ Đương sự có quyền thỏa thuận về tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày định giá.

+ Chấp hành viên ký hợp đồng bán đấu giá khi đương sự không thỏa thuận được tổ chức bán đấu giá.

– Ký hợp đồng bán đấu giá: Chấp hành viên ký hợp đồng (với tổ chức bán đấu giá được lựa chọn) theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010.

b) Bán đấu giá do Chấp hành viên thực hiện

– Những trường hợp thuộc thẩm quyền của Chấp hành viên tổ chức bán đấu giá:

+ Trên địa bàn tỉnh nơi có tài sản kê biên chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có nhưng tổ chức bán đấu giá từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá.

+ Động sản có giá trị từ 2.000.000đồng đến 10.000.000đồng.

– Thủ tục bán đấu giá

+ Chuẩn bị quy chế bán đấu giá (quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 23/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010).

+ Niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản (theo khoản 6 Điều 101 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và Điều 28 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010).

+ Đăng ký tham gia đấu giá (trừ trường hợp những người không được tham gia đấu giá tài sản).

+ Trưng bày, xem tài sản bán đấu giá.

+ Địa điểm tổ chức bán đấu giá (trụ sở Cơ quan thi hành án dân sự hoặc nơi có tài sản).

+ Hình thức bán đấu giá (trực tiếp bằng lời nói hoặc bỏ phiếu).

+ Chuẩn bị các văn bản, giấy tờ và phương tiện cần thiết (mẫu hợp đồng mua bán tài sản, biên bản bán đấu giá, bảng tên những người tham gia đấu giá…).

+ Thành phần tham gia cuộc bán đấu giá (Chấp hành viên, Kiểm sát viên, Công chứng viên, Thư ký, người tham gia đấu giá).

c) Bán tài sản kê biên không qua thủ tục bán đấu giá

Các tài sản bán: Tài sản có giá trị dưới 2.000.000đồng hoặc tài sản tươi sống, mau hỏng.

Trước khi mở cuộc bán đấu giá 01 ngày làm việc, người phải thi hành án có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế phát sinh.

3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan thi hành án dân sự hoặc tại các tổ chức bán đấu giá được lựa chọn.

4. Thành phần hồ sơ: Văn bản hoặc biên bản kê biên, hợp đồng ủy quyền bán đấu giá, thông báo báo đấu giá.

5. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

6. Thời hạn thực hiện:

– Trường hợp giao tài sản cho người được thi hành án để thi hành án thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thỏa thuận, Chấp hành viên có trách nhiệm đôn đốc, chứng kiến việc giao nhận tài sản và lập biên bản giao nhận tài sản thi hành án.

– Trường hợp bán đấu giá tài sản kê biên, thời hạn đương sự lựa chọn tổ chức bán đấu giá là 05 ngày, kể từ ngày định giá; thời hạn ký hợp đồng là 10 ngày, kể từ ngày định giá. Thời hạn thực hiện việc bán đấu giá: Đối với động sản: thời hạn là 30 ngày; đối với bất động sản: thời hạn là 45 ngày.

– Trường hợp bán tài sản kê biên không qua thủ tục bán đấu giá, thời hạn bán tài sản: 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên.

7. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.

8. Kết quả thực hiện: Tài sản kê biên đã được hợp đồng ủy quyền bán đấu giá.

9. Lệ phí: Chi phí bán đấu giá tài sản; giao tài sản kê biên.

10. Tên mẫu đơn: Không.

11. Căn cứ pháp lý:

– Điều 101, 102 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

– Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.

– Thông tư số 23/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.

* Ghi chú: Trình tự tiến hành cuộc bán đấu giá

Sau khi Thư ký (người giúp việc) đã sắp xếp chỗ ngồi cho những người tham gia đấu giá, Đấu giá viên làm những việc sau:

– Giới thiệu bản thân, người giúp việc và những người tham gia đấu giá.

– Thông báo nội quy (quy chế) của cuộc bán đấu giá.

– Công bố danh sách những người đăng ký mua tài sản và điểm danh để xác định người tham gia đấu giá.

– Giới thiệu từng tài sản bán đấu giá.

– Nhắc lại giá khởi điểm đối với từng tài sản.

– Thông báo bước giá và khoảng thời gian tối đa giữa các lần trả giá.

– Trả lời các câu hỏi của những người tham gia đấu giá.

– Đấu giá viên yêu cầu người tham gia đấu giá trả giá.

– Công bố người mua được tài sản bán đấu giá.

– Lập biên bản về cuộc bán đấu giá.

– Vào sổ đăng ký đấu giá tài sản.

– Lập hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá.

* Xử lý một số tình huống phát sinh khi bán đấu giá

– Việc rút lại giá đã trả: Điều 38 NĐ số 17.

– Từ chối mua tài sản bán đấu giá: Điều 39 NĐ số 17.

– Việc mua lại tài sản đã bán đấu giá: Điều 42 NĐ số 17.

– Bán đấu giá không thành: Điều 40 NĐ số 17.

– Hủy kết quả bán đấu giá: Điều 102 Luật THADS và Điều 48 NĐ số 17.

 

 

THỦ TỤC XÉT MIỄN, GIẢM THI HÀNH ÁN

 

1. Cơ quan thực hiện: Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền.

2. Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Chấp hành viên kiểm tra và tiến hành xác minh điều kiện về tài sản của người phải thi hành án nếu thấy đủ điều kiện xét miễn, giảm thì Chấp hành viên tiến hành lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án.

– Bước 2: Chấp hành viên báo cáo Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án.

– Bước 3: Chấp hành viên chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở.

– Bước 4: Viện kiểm sát xem xét và chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp huyện (nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở) kèm theo văn bản nêu rõ ý kiến của Viện kiểm sát về các hồ sơ đề nghị miễn, giảm hoặc văn bản đề nghị miễn, giảm thi hành án và thông báo cho Cơ quan thi hành án dân sự thụ lý hồ sơ xét miễn, giảm biết.

Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự giải thích những điểm chưa rõ hoặc bổ sung những giấy tờ cần thiết.

– Bước 5: Tòa án thụ lý hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án.

– Bước 6: Chánh án Tòa án có thẩm quyền xét miễn, giảm thi hành án chỉ định một Thẩm phán thụ lý hồ sơ và giải quyết việc xét miễn, giảm thi hành án.

Thẩm phán được chỉ định có quyền yêu cầu Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án dân sự giải thích những điểm chưa rõ hoặc bổ sung những giấy tờ cần thiết trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Quá thời hạn đó mà cơ quan được yêu cầu khô ng bổ sung các giấy tờ cần thiết, thì Thẩm phán trả lại hồ sơ cho cơ quan đề nghị.

– Bước 7: Tổ chức phiên họp xét miễn, giảm thi hành án.

– Bước 8: Ra quyết định miễn, giảm một phần, toàn bộ hoặc không chấp nhận đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án.

3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan thi hành án dân sự hoặc tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện.

4. Thành phần hồ sơ:

– Văn bản đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của Thủ trưởng CQTHADS hoặc của Viện trưởng Viện kiểm sát trong trường hợp đề nghị xét miễn, giảm khoản tiền phạt.

– Bản án, quyết định của Tòa án; quyết định thi hành án.

– Biên bản xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án (trong thời hạn không quá 03 tháng trước khi đề nghị xét miễn, giảm).

– Tài liệu khác chứng minh được xét miễn, giảm của người phải thi hành án.

– Ý kiến bằng văn bản của Viện kiểm sát cùng cấp trong trường hợp CQTHADS đề nghị xét miễn, giảm.

5. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

6. Thời hạn thực hiện:

– Vào tháng đầu của mỗi quý, Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền có trách nhiệm chuyển hồ sơ đề nghị xem xét miễn, giảm được lập trong quý trước cho Viện kiểm sát cấp huyện nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc để thực hiện việc kiểm sát.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Viện kiểm sát xem xét và chuyển hồ sơ cho Tòa án kèm theo văn bản nêu rõ ý kiến của Viện kiểm sát về các hồ sơ đề nghị miễn, giảm hoặc văn bản đề nghị miễn, giảm thi hành án và thông báo cho Cơ quan thi hành án dân sự thụ lý hồ sơ xét miễn, giảm biết.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Chánh án Tòa án có thẩm quyền xét miễn, giảm thi hành án chỉ định một Thẩm phán thụ lý hồ sơ và giải quyết việc xét miễn, giảm thi hành án.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Thẩm phán được chỉ định có quyền yêu  cầu Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án dân sự giải thích những điểm chưa rõ hoặc bổ sung những giấy tờ cần thiết.

7. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.

8. Kết quả thực hiện: Miễn, giảm một phần, toàn bộ hoặc không chấp nhận đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án.

9. Lệ phí: Chưa quy đinh cụ thể.

10. Tên mẫu đơn: Không.

11. Căn cứ pháp lý:

– Điều 61, 62, 63, 64 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

– Điều 26 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

– Mục 15 Điều 1 Nghị định 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

– Điều 5, 6, 8, 9 Thông tư liên tịch số 10/2010/TTLT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 25/5/2010 hướng dẫn miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước.

 

 

THỦ TỤC TIẾP NHẬN, BẢO QUẢN VÀ

XỬ LÝ VẬT CHỨNG, TÀI SẢN

 

1. Cơ quan thực hiện: Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền.

2. Trình tự thực hiện:

2.1 Thủ tục tiếp nhận vật chứng, tài sản

– Thời điểm chuyển giao vật chứng, tài sản

+ Khi có quyết định truy tố của Viện kiểm sát (TTLT số 05/2005/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP).

+ Khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử (TT số 06/2003/TT-BCA).

+ Khi Tòa án chuyển giao Bản án, quyết định (Điều 122 Luật THADS).

– Địa điểm giao nhận vật chứng, tài sản: Tại kho tang vật của Cơ quan thi hành án dân sự, trừ trường hợp những vật chứng, tài sản không thể vận chuyển, di dời về bảo quản tại kho tang vật.

– Thẩm quyền giao nhận vật chứng, tài sản: Khi tiếp nhận vật chứng cần có sự tham gia của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền; thủ kho và kế toán.

Tuy nhiên, người trực tiếp thực hiện việc tiếp nhận vật chứng, tài sản là thủ kho Cơ quan thi hành án dân sự.

– Thủ tục giao nhận vật chứng, tài sản

+ Bước 1: Thủ kho kiểm tra hiện trạng vật chứng, tài sản.

+ Bước 2: Thủ kho lập biên bản giao nhận vật chứng, tài sản và ký nhận vào biên bản, giao cho Kế toán nghiệp vụ 01 bản.

+ Bước 3: Kế toán lên phiếu nhập kho tang vật.

2.2 Thủ tục bảo quản vật chứng, tài sản

a) Đối với vật chứng, tài sản là kim khí quý, đá quý, tiền hoặc giấy tờ có giá: làm thủ tục gửi tại Kho bạc nhà nước nơi Cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở.

– Bước 1: Chấp hành viên làm Công văn xin gửi, kèm theo bảng kê chi tiết hiện vật gửi và các giấy tờ có liên quan.

– Bước 2: Kiểm tra niêm phong, các chi tiết ghi trên niêm phong.

– Bước 3: Chuyển tài sản cho Kho bạc nhà nước.

b) Đối với vật chứng, tài sản là đồ cổ, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, động vật, thực vật: chuyển giao cho cơ quan chuyên trách để bảo quản.

c) Đối với vật chứng, tài sản không thể di chuyển về kho tang vật của Cơ quan thi hành án dân sự: Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự có thể tiếp tục ký hoặc thay đổi hợp đồng thuê, cơ quan, đơn vị có điều kiện bảo quản.

d) Đối với vật chứng, tài sản khác: được bảo quản tại kho tang vật của Cơ quan thi hành án dân sự (có ghi thẻ kho cho từng vật chứng, từng vụ việc cụ thể…).

2.3 Xử lý vật chứng, tài sản

a) Xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước:

– Nơi tiếp nhận để xử lý vật chứng, tài sản

+ Đối với vật chứng, tài sản là vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, trang bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý loại tài sản đó có trách nhiệm tiếp nhận.

+ Đối với vật chứng, tài sản khác thì cơ quan tài chính có trách nhiệm tiếp nhận.

– Cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản ấn định cho cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận vật chứng, tài sản thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo để tiếp nhận và tiến hành giao vật chứng cho cơ quan tài chính cùng cấp. Khi chuyển giao vật chứng, tài sản phải kèm theo quyết định thi hành án, bản án, quyết định của Tòa án và phải có sự tham gia của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền, kế toán, thủ kho và đại diện cơ quan tài chính.

+ Lập biên bản giao nhận vật chứng, tài sản có chữ ký của đại diện các bên.

b) Xử lý vật chứng, tài sản mà bản án tuyên tiêu hủy:

– Ra quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản theo mẫu B13-THA (Ban hành theo TT số: 09/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp). Trong đó, Chấp hành viên là chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp là thành viên, đại diện cơ quan chuyên môn (tham gia Hội đồng khi cần thiết).

– Lập danh sách những vật chứng, tài sản cần tiêu hủy (theo từng vụ việc).

– Đề nghị xuất kho vật chứng, tài sản.

– Tổ chức tiêu hủy vật chứng, tài sản.

c) Đối với tiền, tài sản tạm giữ mà bản án, quyết định tuyên trả lại cho đương sự

– Bước 1: Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự.

– Bước 2: Chấp hành viên thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm nhận tiền, tài sản.

Trường hợp người được trả lại tiền, tài sản tạm giữ đồng thời là người phải thi hành nghĩa vụ trả tiền không tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên xử lý tiền, tài sản đó để thi hành án.

– Bước 3: Đối với tài sản không bán được hoặc bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định tiêu hủy và tổ chức tiêu hủy theo quy định.

Lưu ý: Trường hợp tài sản trả lại là tiền Việt Nam, ngoại tệ bị hư hỏng không còn sử dụng được do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình bảo quản và đương sự từ chối nhận thì cơ quan thi hành án dân sự đề nghị Ngân hàng Nhà nước đổi tiền mới có giá trị tương đương để trả cho đương sự. Đối với tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ bị hư hỏng không còn sử dụng được không do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự và đương sự từ chối nhận thì cơ quan thi hành án dân sự giao cho Ngân hàng Nhà nước xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan thi hành án dân sự hoặc tai cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận vật chứng.

4. Thành phần hồ sơ: Bản án, quyết định của Tòa án; Quyết định thi hành án; Quyết định thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản theo mẫu số B 13-THA (Ban hành theo TT số: 09/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp) và các văn bản khác.

5. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

6. Thời hạn giải quyết:

– Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ mà bản án, quyết định tuyên tịch thu, sung công quỹ nhà nước thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản và tiến hành giao vật chứng, tài sản tạm giữ cho cơ quan tài chính cùng cấp (ấn định thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo để tiếp nhận).

– Đối với vật chứng, tài sản mà bản án tuyên tiêu hủy: Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản theo mẫu B13-THA (Ban hành theo TT số: 09/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp), trừ trường hợp pháp luật quy định phải tiêu hủy ngay.

Hội đồng tiêu hủy thực hiện việc tiêu hủy vật chứng, tài sản trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được thành lập.

– Đối với tiền, tài sản tạm giữ mà bản án, quyết định tuyên trả lại cho đương sự:

+ Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà đương sự không đến nhận tiền thì Chấp hành viên gửi số tiền đó theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự.

+ Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo nhưng đương sự không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì Chấp hành viên xử lý tài sản theo quy định và gửi số tiền thu được theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự.

+ Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự không đến nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung công quỹ nhà nước.

7. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.

8. Kết quả thực hiện: Xử lý xong khoản vật chứng, tài sản tạm giữ; tiền, tài sản trả lại cho đương sự.

9. Lê phí: Chưa quy định cụ thể.

10. Tên mẫu đơn: Không.

11. Căn cứ pháp lý:

– Điều 122, 123, 124, 125, 126 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

– Điều 18, 19 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

– Mục 12 Điều 1 Nghị định 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

– Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ngày 18/02/2002 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý kho vật chứng.

 

 

THỦ TỤC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

 

1. Cơ quan thực hiện: Cục Thi hành án dân sự; Chi cục Thi hành án dân sự có thẩm quyền.

2. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Nhận quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Cơ quan thi hành án dân sự nhận quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ hai đối tượng:

– Do chính Tòa án chuyển giao.

– Do đương sự trực tiếp mang đến cơ quan thi hành án dân sự.

b) Bước 2: Ra quyết định thi hành án và phân công cho Chấp hành viên

– Căn cứ: điểm d khoản 1 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự thì Cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án chủ động.

– Sau khi ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự phân công ngay cho Chấp hành viên tổ chức thi hành.

– Mẫu quyết định: Mẫu số 01 (Ban hành theo TT số: 09/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp).

c) Bước 3: Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án

d) Bước 4: Cưỡng chế khi thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

– Chấp hành viên căn cứ vào quyết định thi hành án để tổ chức cưỡng chế mà không cần phải ra quyết định cưỡng chế.

– Tùy từng quyết định của Tòa án về thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp nào mà Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế tương ứng.

3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu điện.

4. Thành phần hồ sơ: Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án; Quyết định thi hành án; Biên bản xác minh điều kiện thi hành án; Biên bản cưỡng chế.

5. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

6. Thời hạn thực hiện:

– Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định thi hành án, Chấp hành viên phải áp dụng ngay các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế.

– Xác minh ngay (trong vòng 24 giờ).

7. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.

8. Kết quả thực hiện: Áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thi hành án.

9. Lệ phí: Ứng từ ngân sách nhà nước và thực hiện theo Điều 73 Luật thi hành án dân sự năm 2008.

10. Tên mẫu đơn: Không.

11. Căn cứ pháp lý: Điều 73, 130 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

 

* Thủ tục thi hành quyết định thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời

– Trường hợp bổ sung quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: thủ tục như trên.

– Trường hợp thay đổi quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: thu hồi quyết định thi hành án cũ và ra quyết định thi hành án mới.

– Trường hợp thay đổi quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mới đã thi hành được một phần hoặc đã thi hành xong thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự thông báo cho Tòa án biết và giải thích cho đương sự quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

* Thủ tục đình chỉ thi hành quyết định trường hợp thay đổi quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

– Ngay khi nhận được quyết định hủy bỏ quyết định Trường hợp thay đổi quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự ra ngay quyết định đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

– Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi có quyết đình đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Chấp hành viên làm thủ tục giải tỏa kê biên, trả tài sản, giải tỏa việc phong tỏa tài sản hoặc tài khoản của người có nghĩa vụ.

 

 

 

Leave a Comment