Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ dưới hai hình thức cơ bản:
– Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện: có tính mới, trình độ sáng tạo, và có khả năng áp dụng công nghiệp;
– Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện: có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ không phải tất cả các lĩnh vực công nghệ đều là đối tượng bảo hộ của sáng chế. Ví dụ, phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học, chương trình máy tính, cách thức thể hiện thông tin phương pháp phòng ngừa, chuẩn đoán và chữa trị bệnh cho người và động vật, …không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ, quyền đối với sáng chế được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ. Người muốn được hưởng quyền đối với sáng chế phải trực tiếp làm đơn xin cấp văn bằng bảo hộ và nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ hoặc uỷ quyền cho một Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đã được cấp chứng chỉ hành nghề như Công ty Luật Trí Tâm để thực hiện các công việc liên quan.
Tra cứu trước khi nộp đơn
Mặc dù đây không phải là thủ tục bắt buộc tuy nhiên Người nộp đơn được tư vấn nên tiến hành tra cứu tình trạng kỹ thuật của Sáng chế/Giải pháp hữu ích trước khi tiến hành nộp đơn yêu cầu bảo hộ. Kết quả tra cứu có thể cung cấp cho người nộp đơn những thông tin mới nhất về những giải pháp đã biết gần nhất với giải pháp dự định nộp đơn (hay còn gọi là tình trạng kỹ thuật).
Hồ sơ đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích
+ Tờ khai yêu cầu cấp bằng bảo hộ độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Cục SHTT ban hành;
+ Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích ;
+ Yêu cầu bảo hộ;
+ Bản vẽ, sơ đồ,bản tính toán… (nếu cần) để làm rõ thêm bản chất của giải pháp kỹ thuật nêu trong bản mô tả SC/GPHI;
+ Bản tóm tắt SC/GPHI;
+ Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác, gồm một (1) bản;
+ Giấy uỷ quyền (nếu cần),gồm một (1) bản;
+ Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm,nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế,gồm một (1) bản;
+ Chứng từ nộp phí nộp đơn và phí công bố, gồm một (1) bản.
+ Bản tiếng Việt của bản mô tả SC/GPHI, Yêu cầu bảo hộ và bản tóm tắt SC/GPHI, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga;
+ Bản gốc của Giấy uỷ quyền, nếu trong đơn đã có bản sao;
+ Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
Dịch vụ của Luật Trí Hùng trong lĩnh vực tư vấn Sáng chế
– Tư vấn, tra cứu, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký bảo hộ của sáng chế / giải pháp hữu ích ở Việt Nam và nước ngoài;
– Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ Sáng chế (dịch tài liệu hoặc viết bản mô tả sáng chế và yêu cầu bảo hộ, chuẩn bị các hình vẽ, làm tờ khai, đại diện) cho khách hàng trong việc nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ ở Việt Nam và ở nước ngoài;
– Tư vấn và thực hiện dịch vụ duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế đã được cấp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
– Tư vấn và đánh giá khả năng vi phạm các quyền sáng chế đang được bảo hộ;
– Đánh giá hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế đã được cấp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
– Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các sáng chế ở Việt Nam và ở nước ngoài;
– Đại diện cho khách hàng thực hiện phúc đáp, khiếu kiện các Quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ bao gồm, phản đối, kiến nghị thay đổi quyết định;
Công ty TNHH Luật Trí Hùng & Cộng Sự
Hotline: 0908 666 369 hoặc 04 3786 0233
Địa chỉ: 48 Cầu Diễn, P.Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm – HN
Email: luattrihung@gmail.com