Your message has been sent, you will be contacted soon

Call Me Now!

Đóng
Trang chủ » Dân hỏi - Luật sư trả lời » Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ ở Hà Nội

Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ ở Hà Nội

 

 Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ diễn ra cực kì phức tạp dẫn đến nhiều loại tranh chấp khác nhau như: tranh chấp lối đi chung, tranh chấp quyền sở hữu, tranh chấp về gianh giới…. Dưới đây luật Trí hùng  Hướng đẫn bạn đọc nơi có thẩm quyền giải quyết trường hợp tranh chấp đất đai không có sổ đỏ, cũng như nhưng giấy tờ cần thiết để quý khách hàng chuẩn bị cho thủ tục khiếu kiện….

tranh-chap-dat-dai-04

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:

Một là tại UBND cấp có thẩm quyền: Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Hai là tại Tòa án nhân dân nơi có bất động sản.

Căn cứ vào những giấy tờ sau để giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ

Khoản 1 Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định: Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có GCN hoặc không có một trong các loại giấy tờ nêu trên thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ như sau:

Thứ nhất, chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra, như biên lai thu thuế đất, giấy tờ thuê mướn nhân công đào đất, giấy tờ chứng minh quá trình khai thác hưởng hoa lợi từ đất, người làm chứng… (nếu có).

Thứ hai, thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp thông qua việc cơ quan có thẩm quyền đo đạc, thẩm định tại chỗ, vẽ sơ đồ thửa đất, diện tích đất tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương (áp dụng đối với nơi chia đất theo nhân khẩu).

Thứ ba, sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ tư, chính sách ưu đãi người có công, bởi Nhà nước có quyền giao đất, công nhận QSDĐ.

Thứ năm, quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Ngoài những chứng cứ nêu trên, cơ quan có thẩm quyền giải quyết còn có thể căn cứ vào kết quả xác minh thực tế, biên bản hòa giải của xã, ấp, lời khai của các đương sự, giấy tờ giao dịch liên quan đến QSDĐ tự lập của các bên, khả năng sử dụng đất của các bên, kết quả giám định… (nếu có).

Cung cấp giấy tờ, chứng cứ vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của các bên tranh chấp. Vì vậy, ngay sau khi thu thập được chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ việc, đương sự phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi giải quyết tranh chấp.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0962441975 được giải đáp chi tiết nhất về trường hợp tranh chấp mà bạn đang gặp phải.

Leave a Comment