Your message has been sent, you will be contacted soon

Call Me Now!

Đóng
Trang chủ » Dịch vụ luật sư » Tài sản chung đã thống nhất chia tài sản thừa kế sau khi người còn lại chết phát sinh tranh chấp theo án lệ

Tài sản chung đã thống nhất chia tài sản thừa kế sau khi người còn lại chết phát sinh tranh chấp theo án lệ

Tình huống cụ thể:

 Cụ A chết có để lại di sản là phần đất có diện tích 600m2, cụ A có 3 người con gồm B, C, D. Sau khi cụ A chết, các anh em trong gia đình đã thỏa thuận phân chia ông B 400 m2 đất, C,D mỗi người được 100 m2 đất, thỏa thuận này được lập thành văn bản, điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai. Tuy nhiên, do điều kiện nên C và D tạm thời giao lại cho B quản lý sử dụng phần đất đã chia, sau này khi có điều kiện sẽ nhận lại đất. Sau đó, B đã giao lại phần đất C, D trong thỏa thuận phân chia cho các con của B cất nhà sử dụng. Năm 2020, do có nhu cầu sử dụng đất nên C, D trở về địa phương nhận lại đất nhưng B không đồng ý vì cho rằng đất này là của B nên C, D khởi kiện yêu cầu chia thừa kế toàn bộ 600 m2, chia đều mỗi người 200 m2 cho B, C, D. Hướng xử lý của vụ việc này như thế nào?

di-san-thua-ke-123

Trả lời:

Vấn đề này cần xem xét đến Án lệ số 24/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17/10/2018 và công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06/11/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (viết tắt là Án lệ số 24/2018/AL). Theo đó, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận định:

Cụ Phạm Văn H (chết năm 1978) và vợ là cụ Ngô Thị V có 7 con chung là ông Phạm Văn H3, ông Phạm Văn Ð (chết năm 1998), ông Phạm Văn T, ông Phạm Văn Q (chết năm 2000), bà Phạm Thị H, Phạm Thị H1, Phạm Thị H2: Sinh thời các cụ có tạo lập được gian nhà tranh vách đất trên khoảng 464 m2 đất tại phố H, thị trấn Q, tỉnh HT (cũ, nay là thành phố HN). Đất có nguồn gốc các cụ được chia trong cải cách ruộng đất.

 Sau khi cụ H chết, vợ chồng ông H3, bà N ở và trông nom nhà đất, còn cụ V và những người con khác đi xây dựng kinh tế mới ở miền Nam. Năm 1983, vợ chồng ông H3 chuyển đến nhà đất nơi khác ở nhưng vẫn trông nom quản lý nhà, đất tại phố H. Ủy ban nhân dân huyện Q xác nhận sổ sách địa chính lưu giữ tại Ủy ban nhân dân cho thấy mảnh đất của các cụ được chia làm 02 thửa, một thửa mang số 210 diện tích 162m2 do ông H3 đứng tên và thửa 913 diện tích 300m2 do ông T’ đứng tên. Sau đó, cụ V quay về nhà đất này và ở tại đây cho đến khi qua đời vào năm 1994. Sau khi về, cụ đã họp các con và đứng ra phân chia toàn bộ thửa đất thành bốn phần riêng biệt cho các con, không ai có ý kiến gì và đều thống nhất thực hiện việc phân chia này. Như vậy, việc ông T, ông H3 đồng ý cùng với cụ V chia 464m2 đất đã thể hiện việc ông T, ông H2 chỉ là người đứng tên trong số sách về địa chính, nhà đất vẫn là của cụ V, cụ H chưa chia. Ông H3 cũng không đưa ra được chứng cứ chứng minh 162m2 là tài sản riêng của ông.

Phần chia cho ông Ð (94m2), ông Q (78m2), ông T (189m2), các ông đều đã nhận đất sử dụng sau đó đã được đăng ký đứng tên chủ sử dụng đất, hoặc chuyển nhượng cho người khác thì cũng đã đăng ký điều chỉnh trong các giấy tờ về đất, cho đến nay không ai có tranh chấp gì. Đối với phần đất 110m2 còn lại (là phần có 7m ngang mặt đường) do ông H3 quản lý, đến năm 2004 do Ông chia đất cho các con của mình nên bà H, bà H1, bà H2 mới có tranh chấp đòi lại 44,4m2. Thực tế thời điểm cụ V chia đất, các con đã trưởng thành, một số có gia đình riêng có nhu cầu về đất ở riêng ông H3 đã có nhà đất; bà H, bà H1 và bà H2 đang ở Bình Phước nên bốn người này chưa có nhu cầu xây dựng nhà ở. Ôn T thừa nhận việc cụ V chia đất, tất cả các con đều đồng ý và ông xác định phần đất 110m2 do ông H3 quản lý là cụ V chia cho ông H3 và bà H, bà H1 và bà H2. Ông T đề nghị Tòa án giải quyết để bà H, bà H1, bà H2 được nhận lại tài sản của mình. Vợ của ông Ð, ông Q là bà T, bà H4 và các con của ông Ð, ông Q, tuy không biết cụ thể việc phân chia nhưng đều thống nhất là cụ V đã chia đất xong cho các cầu gì và phần 110m để cho ông H3, bà H, bà H2 hưởng phần đất này. Do đó, có đủ cơ sở xác định cụ V có chia đất cho bà H, bà H1 và bà H2 và phần đất này ông H3 quản lý. Với các chứng cứ trên, đủ cơ sở xác định nhà đất của cụ V, cụ H đã được cụ V và các thừa kế của cụ H thống nhất phân chia tài sản chung xong từ năm 1991 và đủ cơ sở xác định phần đất 110m2 trong đó phần bà H, bà H1 và bà H2 là 44,4m2. Việc phân chia đã được thực hiện trên thực tế và đã được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai; thỏa thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của bất cứ thừa kế nào, không ai tranh chấp nên có cơ sở xác định nhà, đất không còn là di sản thừa kế của cụ V, cụ H nữa mà đã chuyển thành quyển sử dụng đất hợp pháp của các cá nhân. Vì vậy, bà H, bà H1, bà H2 chỉ có quyền khởi kiện đòi lại 44,4m2 đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp do được chia từ năm 1991; tài sản là di sản thừa kế của cha mẹ không còn nên không có cơ sở chấp nhận yêu cầu chia di sản của cụ H, cụ V nữa.

Đơn khởi kiện ban đầu và các lời khai trước khi Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án vào năm 2010, các nguyên đơn chỉ đòi lại 44,4 m2 đất này. Nhưng sau khi thụ lý sơ thẩm lại vụ án, các nguyên đơn lại thay đổi lời khai, yêu cầu chia di sản thừa kế phần 110m2 đất là tài sản của cha, mẹ để lại đang do ông H3 quản lý, là không có cơ sở chấp nhận. Tòa án cấp sơ thẩm không làm rõ lời khai đương sự về việc thay đổi yêu cầu khởi kiện này, quyết định chấp nhận yêu cầu chia thừa kế 110m2 đất; Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm, đều không có cơ sở.

Từ đó, rút ra được nội dung của án lệ:

“ [4]… nhà đất của cụ V, cụ H đã được cụ V và các thừa kế của cụ H thống nhất phân chia tài sản chung xong từ năm 1991 và đủ cơ sở xác định phần đất 110m2, trong đó phần bà H, bà H1 và bà H2 là 44,4m2”. Việc phân chia đã được thực hiện trên thực tế và đã được điều chỉnh trên số sách giấy tờ về đất đai; thỏa thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của bất cứ thừa kế nào, không ai tranh chấp nên có cơ sở xác định nhà, đất không còn là di sản thừa kế của cụ V, cụ H nữa mà đã chuyển thành quyền sử dụng đất hợp pháp của các cá nhân. Vì vậy, bà H, bà H1, bà H2 chỉ có quyền khởi kiện đòi lại 44,4m2” đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp do được chia từ năm 1991; tài sản là di sản thừa kế của cha mẹ không còn nên không có cơ sở chấp nhận yêu cầu chia di sản của cụ H, cụ V nữa”.

Như vậy, trong tình huống nêu trên, cụ A chết có để lại đi sản là phân đất có diện tích 600m2, cụ A có 3 người con gồm B, C, D. Sau khi cụ A chết, các con của cụ đã thỏa thuận phân chia cho B được 400m2” đất, C, D mỗi người được 100m2” đất, thỏa thuận này được lập thành văn bản và đã được điều chỉnh trên số sách giấy tờ về đất đai. Tuy nhiên, do điều kiện nên C và D tạm thời giao lại cho B được quản lý sử dụng phần đất đã chia, sau này khi có điêu kiện sẽ nhận lại đất. Sau đó, B đã giao lại phần đất của C,D trong thỏa thuận phân chia cho các con của B cất nhà sử dụng Năm 2020, do có nhu cầu sử dụng đất nên C, D trở về địa phương nhận lại đất nhưng B không đồng ý vì cho rằng đất này là của B nên C, D khởi kiện yêu cầu chia thừa kế toàn bộ 600m2, chia đều mỗi người 200m2” cho B,C, D là không có căn cứ. C, D chỉ có quyền khởi kiện đòi lại đất được chia đang bị người khác chiếm hữu, sử dụng bất hợp pháp mà không có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế là đất.

Nguồn: Sưu tầm.

Leave a Comment