Your message has been sent, you will be contacted soon

Call Me Now!

Đóng
Trang chủ » Tranh tụng dân sự » Hướng dẫn đuổi người thuê nhà không chịu trả tiền gây khó dễ

Hướng dẫn đuổi người thuê nhà không chịu trả tiền gây khó dễ

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải công chứng, công chứng theo yêu cầu của một trong hai bên cho nên hợp đồng cho thuê nhà của bạn không công chứng vẫn có giá trị pháp lý. Cụ thể việc công chứng hợp đồng thuê nhà quy định tại khoản 2 điều 122 Luật nhà ở 2014 như sau:

“2. Đối với trường hợp…cho thuê… nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.”

Theo điều 132 Luật nhà ở 2014 về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở:

“Điều 132. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở

1. Trong thời hạn thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên cho thuê không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định của Luật này;

b) Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

c) Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng;

d) Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê;

đ) Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;

e) Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục;

Về nguyên tắc, khi Hợp đồng thuê nhà hết thời hạn và bên cho thuê không muốn cho thuê tiếp thì Hợp đồng này đương nhiên chấm dứt, quan hệ thuê nhà giữa hai bên chấm dứt. Kể từ thời điểm chấm dứt hợp đồng, bên thuê có nghĩa vụ trả lại nhà cho bên cho thuê, vì vậy bạn có quyền quản lý và định đoạt tài sản của mình. Việc chủ nhà khóa cửa, hay mở cửa nhằm quản lý ngôi nhà là hoàn toàn hợp pháp, không vi phạm pháp luật và không phải là hành vi “bắt người” hay “xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp”. Vì vậy, nếu người thuê trước đó tiếp tục ở lại trong nhà bạn, hành vi này xâm phạm quyền sở hữu của bạn mà pháp luật bảo vệ.

Nghị định số 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ – Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, tại điểm d khoản 1 Điều 18 quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi: “Sử dụng trái phép tài sản của người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 142 Bộ Luật Hình sự, nếu hành vi chiếm giữ nhà ở này “gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về hành vi này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” thì có dấu hiệu hình sự và bị xử lý theo quy định của Bộ Luật Hình sự.

Do vậy, bạn có thể viết Đơn tố cáo gửi chính quyền địa phương để can thiệp xử lý, trường hợp có dấu hiệu hình sự thì họ sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan công an có thẩm quyền.

CÔNG TY LUẬT TNHH TRÍ HÙNG & CỘNG SỰ
Trụ sở: 60 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
Chi nhánh: 48 Cầu Diễn, P.Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm – HN
✆ ĐT: 04.32595549 / ✆Hotline: 0912-060-765
Website: http://luattrihung.com
Email:  luattrihung@gmail.com

Leave a Comment