Hình thức đăng ký hộ kinh doanh cá thể phù hợp với quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, không cần con dấu tròn pháp nhân cũng như không cần xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT). Ví dụ:Mở cửa hàng tạp hóa; Salon gội đầu, cắt tóc; Cho thuê nhà ở; Cửa hàng ăn uống; …
1. Cơ quan giải quyết
Cơ quan tiếp nhận và giải quyết yêu cầu thành lập hộ kinh doanh là Phòng Tài chính Kế hoạch trực thuộc UBND cấp quận huyện nơi hộ kinh doanh dự kiến thành lập (Tại một số địa phương thì không có Phòng Tài chính Kế hoạch mà sẽ có các đơn vị khác tương đương, chẳng hạn như Phòng Kinh tế)
2. Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh
Hồ sơ gồm có:
Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh: Là một tờ khai theo mẫu. bạn có thể dễ dàng tìm thấy mẫu tờ khai này trên Internet hoặc xin trực tiếp tại UBND cấp quận nơi nộp hồ sơ.
Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh
Đây là hai văn bản chủ yếu để thành lập hộ kinh doanh theo luật. Mặc dù luật chỉ yêu cầu như vậy, song thực tế tại nhiều địa phương vẫn sẽ yêu cầu bạn cung cấp thêm các giấy tờ khác như sổ đỏ, sổ hộ khẩu, hợp đồng thuê nhà,… Và thường thì ‘phép vua thua lệ làng”, bạn sẽ phải chuẩn bị thêm các loại giấy tờ theo yêu cầu của các cán bộ
3. Trình tự thủ tục thành lập hộ kinh doanh
Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ, bạn nộp tại bộ phận một cửa của UBND cấp quận/huyện hoặc nộp online theo hệ thống dịch vụ công. Tuy nhiên nộp online còn chưa phổ biến và khá phức tạp vì nhiều lý do, vì thế chúng tôi sẽ không để cập đến vấn đề này trong bài viết.
Khi bạn nộp hồ sơ, công chức tại bộ phận một cửa sẽ nhận hồ sơ và trả cho bạn giấy biên nhận đã nhận hồ sơ. sau ba ngày làm việc, bạn sẽ đến nhận kết quả theo giấy hẹn.
Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Còn nếu hồ sơ cần sửa đổi bổ sung thì bạn sẽ được nhận lại hồ sơ kèm theo các yêu cầu sửa đổi bổ sung từ người phụ trách. Khi đó bạn cần phải sửa hồ sơ và nộp lại.
Lệ phí: 100.000 đồng
Cách tính thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp hàng năm
+ Thuế môn bài
Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP, kể từ ngày 01/01/2017 thì mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính dựa vào mức thu nhập hàng năm của hộ kinh doanh đó, bao gồm 3 mức như sau:
– Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/ năm.
– Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/ năm
– Doanh thu trên 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/ năm
Vì vậy, đối với hộ kinh doanh chỉ có doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống thì được miễn nộp thuế môn bài.
+ Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) và Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN)
*Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế là theo phương pháp khoán.
Nếu hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
Cách tính:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Công ty TNHH Luật Trí Hùng & Cộng Sự
Hotline: 0908 666 369 hoặc 04 3786 0233
Địa chỉ: 48 Cầu Diễn, P.Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm – HN
Email: luattrihung@gmail.com