Your message has been sent, you will be contacted soon

Call Me Now!

Đóng
Trang chủ » Di chúc, thừa kế » Tranh chấp về thừa kế » Giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình

Giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình

 

Chuyện hệ lụy đến lợi ích của bản thân mình hẳn nhiên là điều không ai muốn, tuy nhiên, nếu tình hình quá căng thẳng sẽ gây ra nhiều mối bất hòa, ảnh hưởng không nhỏ đến tình thân trong gia đình. Vậy nên, trong quy định pháp luật đất đai của nước ta đã khuyến khích việc hòa giải khi có tranh chấp xảy ra.

 

tranh-chap-dat-dai-1

 

Dưới đây là căn cứ pháp luật việc phân chia tài sản do người mất để lại để gia đình người thân có căn cứ cho việc giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình:

Thừa kế theo di chúc

Người nhận di sản thừa kế là những người được chỉ định trong di chúc, có quyền nhận di sản do người chết để lại theo sự chỉ định trong di chúc, người thừa kế theo di chúc có thể là người trong hàng thừa kế, ngoài hàng thừa kế hoặc cơ quan, tổ chức kể cả nhà nước.

– Ngoài những người được hưởng di sản theo di chúc thì có những trường hợp người thừa kế được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:

+ Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.

+ Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

Người thừa kế theo pháp luật

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

 

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.

Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.

Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn.

Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định về quản lý đất đai”.

Mọi tư vấn khác cần được giải đáp, hãy liên hệ tới số Hotline: 096 244 1975

Leave a Comment