Chúng tôi xin giới thiệu Thủ tục, hồ sơ đăng ký và các khoản lệ phí phải nộp khi làm sổ đỏ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu cho Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tư vấn làm sổ đỏ, sổ hồng tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu.
Phí và lệ phí phải nộp khi làm sổ đỏ
1. Chi phí lập bản vẽ nhà đất, chi phí này trả cho đơn vị đo vẽ.
2. Tiền sử dụng đất nộp cho Nhà nước (nếu có).
Số tiền này theo nguồn gốc tạo lập của thửa đất để xác định trường hợp nào đóng và trường hợp nào không phải đóng tiền sử dụng đất. Thông thường cơ quan thụ lý cấp giấy chứng nhận sẽ xác định vấn đề này và cơ quan thuế sẽ tính cụ thể số tiền sử dụng đất phải đóng đối với trường hợp phải đóng tiền sử dụng đất.
3. Lệ phí trước bạ nhà đất là 0,5% trên toàn bộ giá trị nhà đất, giá trị nhà đất được căn cứ trên đơn giá do UBND cấp tỉnh quy định (căn cứ Điều 1 Nghị định 80/2008/NĐ-CP ngày 29/7/2008 của Chính phủ).
4. Lệ phí cấp giấy chứng nhận khoảng 100.000 đồng (căn cứ Thông tư 160/2010/TT-BTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tài chính).
5. Trong trường hợp nhờ người khác thực hiện dịch vụ làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho mình thì thù lao trả cho người thực hiện dịch vụ sẽ do hai bên thỏa thuận.
Về thời gian cấp giấy, căn cứ khoản 1, Điều 12 Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ, thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận không quá 50 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đối với việc cấp giấy chứng nhận lần đầu.
Thủ tục bao gồm các bước sau:
Bước 1: Các cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất cấp huyện.
Bước 3: Cán bộ kiểm tra tiếp nhận hồ sơ. Những hồ sơ chưa đầy đủ và chưa hợp lệ thì hướng dẫn người dân bổ sung cho đầy đủ và đúng với những yêu cầu của pháp luật, sau đó ký vào nơi “Người tiếp nhận hồ sơ”, đồng thời viết biên nhận hẹn ngày nhận thông báo thuế.
Bước 4: Đến ngày hẹn nhận thông báo thuế, người dân mang biện nhận đến và thực hiện nghĩa vụ tài chính( nếu có). Sau đó, nộp biên lai thuế cho bộ phận tiếp nhận. Nhận giấy hẹn ngày nhận giấy chứng nhận.
Bước 5: Mang giấy hẹn đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để đăng ký quyền sử dụng đất để nhận kết quả.
Thành phần số lượng hồ sơ làm sổ đỏ:
+ Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu);
+ Một trong các giấy tờ liên quan về quyền sử dụng đất;
+ Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận sử dụng đất (nếu có);
+ Danh sách công bố các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xem xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Biên bản kết thúc công khai;
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân có chứng thực;
+ Trích lục bản đồ và kiểm tra hiện trạng;
+ Tờ trình của UBND xã (phường) có danh sách kèm theo;
+ Chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).
Nếu cần tư vấn/mong muốn luật sư trợ giúp, xin vui lòng gọi vào số (04) 3786 0233 hoặc 0908.666.369 để được hỗ trợ hoặc liên hệ trực tiếp với Công ty Luật TNHH Trí Hùng & Cộng sự theo địa chỉ Số 48 Cầu Diễn, Phúc Diễn, Từ Liêm, Hà Nội